Công Dụng Của Tỏi Đen, Tỏi Đen Lý Sơn Trong Phòng Chống Ung Thư

Dưới đây Vua Tỏi xin liệt kê một số công dụng tốt nhất của tỏi đen nói chung và tỏi đen Lý Sơn nói riêng trong việc phòng chống ung thư.

Cơ chế tác dụng của tỏi đen không phải bằng cách gây độc tế bào mà thông qua con đường kích thích đáp ứng miễn dịch, loại trừ khả năng di căn của tế bào khối u.

Một số loại tế bào ung thư đã được thử nghiệm chứng minh hiệu quả tỏi đen như: ung thư máu, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng,… 

Vuatoi Toi Den

Một số nghiên cứu chứng minh công dụng của tỏi đen (tỏi đen Lý Sơn) trong phòng chống ung thư:

  1. Theo nghiên cứu của Giáo sư Jinichi Sasaki (Trường đại học Hirosaki- Nhật Bản)
    1. Khi tiêm dịch chiết tỏi đen vào chuột mang tế bào ung thư thì tế bào ung thư biến mất hoặc giảm đi 50%
    2. Chi tiết về nghiên cứu: Sisaki, Jin-ichi và các cộng sự. (2007), “Processed black garlic (Allium sativum) extracts enhance anti-tumor potency against mouse tumors”, Energy (kcal/100 g). 227, tr. 138.
  2. Theo nghiên cứu của Giáo sư Xin Wang (Trung tâm chẩn đoán và điều trị u bướu, bệnh viện Tân Châu và giáo sư Trường Đại học Y học quân đội, Thượng Hải, Trung Quốc):
    1. Chiết xuất tỏi đen có tác dụng ức chế tăng trưởng tế bào ung thư dạ dày invitro và invivo.
    2. Chi tiết về nghiên cứu: Wang, Xin và các cộng sự. (2012), “Aged black garlic extract induces inhibition of gastric cancer inhibition of gastric cancer cell growth in vitro and in vivo”, Molecular medicine reports. 5(1), tr. 66-72.
  3. Các nhà khoa học trường Đại học Y Binzhou (Trung tâm điều trị Ung bướu, Bệnh viện quân y 107, Trung Quốc) đã nghiên cứu được:
    1. Chiết xuất tỏi đen có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào HT29 (tế bào ung thư ruột kết) qua con đường ức chế PI3K-Akt.
    2. Tỏi đen có hiệu quả trong việc phòng ngừa và điều trị ung thư đại tràng ở người.
    3. Chi tiết về nghiên cứu: Dong, Menghua và các cộng sự. (2014), “Aged black garlic extract inhibits HT29 colon cancer cell growth via the PI3K/Akt signaling pathway”, Biomedical reports. 2(2), tr. 250-254.

Ở Việt Nam có một số loại tỏi đen được lên men từ các nguồn tỏi khác nhau như tỏi Lý Sơn, tỏi Phan Rang, tỏi Bắc,… Trong số đó đa phần là tỏi đen được lên men từ nguồn tỏi cô đơn của Trung Quốc.